Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những Di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer.
Giới thiệu
Các sư sãi Chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) trong một buổi học cách viết kinh trên lá buông
Kinh lá Buông có 4 loại gồm kinh Phật, truyện cổ dân gian, hội hè, trò chơi dân gian, bài giáo huấn dân gian. Trong đó, Kinh Phật chạm khắc trên lá buông là tài liệu quý, ghi lại những lời dạy của Phật để truyền cho hậu thế và chỉ được mở ra thuyết pháp vào những dịp quan trọng như lễ Phật Đản, lễ Kathina (lễ dâng bông, dâng y cà sa), lễ Thvai PresKhe (Cúng trăng), Lễ Dolta (Cúng ông bà)...
Các bộ kinh lá Buông tại chùa Chùa Sà Lôn
Theo Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) thì kinh được chép trên lá buông chủ yếu là giáo lý của đức Phật răn dạy con người làm điều lành. Kinh thường chỉ được mở ra thuyết pháp vào những dịp quan trọng như lễ Phật Đản, lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, lễ cúng trăng, lễ cúng ông bà… của đồng bào Khmer. Ngoài kinh Phật, lá buông còn được dùng để ghi chép các nội dung về văn học, lịch pháp, y học, những câu chuyện kể về các hiện tượng của đời sống xã hội...
Hòa thượng Chau Sơn Hy, Sư cả chùa Sà Lôn giới thiệu về bộ kinh lá Kinh lá Buông đang được lưu giữ tại chùa.
Nghệ thuật Viết chữ trên lá buông
Hòa thượng Chau Sơn Hy, Sư cả chùa Sà Lôn ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang), một trong những nghệ nhân có thể khắc chữ Khmer cổ trên lá Kinh lá Buông.
Theo Hòa thượng Chau Sơn Hy thì để có được những tấm lá viết kinh, phải trải qua rất nhiều các công đoạn, với nhiều thao tác kỹ thuật tỷ mỷ, công phu. Ðầu tiên phải kể đến công đoạn lựa chọn lựa những cây buông có lá to, dài để khi đọt lá non vừa nhú ra, phải quấn kín bằng vải giữ tấm lá được trắng, sạch, không bị côn trùng cắn rách, chờ khi tấm lá dài hơn 2m mới thu hoạch mang về chùa.
Muốn khắc được thì người học phải am tường nội dung của từng loại kinh cũng là điều rất quan trọng vì hầu hết các bộ kinh lá Buông được chạm khắc bằng chữ Khmer cổ và chữ Pali
Tiếp theo là công đoạn phân loại và chọn kích cỡ lá cho phù hợp, rồi phơi khô, bào phẳng, ngâm dung dịch bảo quản… Sau tất cả, kỳ công nhất vẫn là công đoạn viết chữ lên lá Kinh lá Buông, đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng, đều đặn giữa hai tay và nét viết phải có cùng một độ sâu. Kinh lá Kinh lá Buông được viết bằng loại bút có ngòi sắt nhọn gọi là Ðék-cha, thân làm bằng gỗ tiện, ngòi bút bằng thép được mài giũa sắc bén.
Cách viết chữ lên Kinh lá buông
Viết chữ trên lá buông là một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo đặc biệt, người viết phải có ý chí kiên nhẫn. Để đánh hàng trên lá, đầu tiên dùng một vật dụng bằng gỗ, căng nhiều dây như dây đàn, gọi là thước. Sau đó, dùng mực chà lên thước rồi áp xuống lá buông, khẽ búng nhẹ để mực dính vào lá mà không văng ra xung quanh hoặc bị vón cục. Khi búng xong, trên lá buông xuất hiện những hàng kẻ thẳng tắp.
Mỗi bộ kinh có độ dài từ 20-60 lá. Như vậy, việc hoàn thành một bộ kinh thực sự là kỳ công.
Người khắc chữ ngồi tựa tư thế ngồi thiền, tay trái cầm nẹp gỗ và lá buông, tay phải cầm bút chuyên dụng để khắc. Việc khắc chữ trên lá buông đòi hỏi tỉ mỉ, công phu, chỉ cần sơ ý là tấm lá bị hư, phải làm lại. Khi khắc chữ, ngón cái điều khiển đầu bút, phải khắc sao cho luôn đều tay để nét chữ không nông, không sâu, đều đặn và thẳng hàng.
Khi công việc khắc chữ hoàn thành sẽ tẩm lên lá buông một hỗn hợp gồm nước, dầu lửa và than. Khi đem phơi khô, những dòng chữ sẽ hiện ra rõ nét và đẹp mắt.
Cái khó nhất trong khắc chữ là sự kết hợp thật nhịp nhàng, đều đặn giữa hai tay và nét viết có cùng một độ sâu. Nguyên tắc khắc chữ là từ trái qua và từ trên xuống, khắc hết dòng này mới sang dòng khác. Mỗi phiến lá buông thường chỉ khắc được tối đa 5 dòng chữ, mỗi dòng từ 25 - 30 chữ. Nói viết chữ, thực ra chẳng khác gì khắc họa.
Bảo tồn Kinh lá Buông
Anh Kim Som Ry Thi truyền dạy kỹ năng khắc chữ Khmer cổ trên lá Buông cho các vị sư sãi Khmer tại chùa Sà Lôn
Hiện nay, hầu hết kinh lá Buông được gìn giữ, bảo quản tại các chùa với phương thức đơn giản như dùng vải quấn quanh bộ kinh và đặt trong tủ kính. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông luôn được người Khmer xem là "báu vật" linh thiêng, chứa đựng triết lý sống, giúp các vị sư sãi, achar, phật tử học hành, nghiên cứu và lưu giữ, bảo tồn cho các thế hệ mai sau.
Kinh lá Buông tại chùa tại chùa Sà Lôn
Nhằm bảo tồn và lưu truyền cho thế hệ sau những giá trị đặc sắc Kinh lá Buông, tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” đến năm 2030.